VỆ SINH TẨY CẶN THÁP GIẢI NHIỆT

1. Nguyên nhân và tác hại của cặn bám trong tháp giải nhiệt

 Nguyên nhân

Tháp giải nhiệt là nơi cặn bám bẩn nhiều thứ hai sau hệ thống nước thải trong các nhà máy, tòa nhà. Cặn bám gây ra rất nhiều tổn thất, nguy hại không chỉ tại tháp giải nhiệt mà còn cho cả hệ thống, trong đó bộ trao đổi nhiệt bị ảnh hưởng nhiều nhất.

– Mất hiệu quả truyền nhiệt, tắc nghẽn, gây cản trở cho sản xuất.

– Mau hư hại hệ thống do cặm bám gây ra ăn mòn.

– Chứa hệ vi khuẩn Legionella gây hại đến sức khỏe và môi trường.

– Lớp bùn bẩn sinh học gồm tảo, bùn, vi sinh, cặn mềm, sau đó chuyển thành cứng gây hư tấm tản nhiệt, thậm chí sập ngã tháp.

– Có nhiều trường hợp vệ sinh không hiệu quả hoặc phải thay tấm tản nhiệt, làm tăng chi phí bảo trì.

Tại sao cần phải vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt?

Đường ống tháp giải nhiệt thường bị đóng cáu cặn do các tạp chất đi qua và đọng lại trong đường ống. Khi đường ống có cáu cặn sẽ làm ăn mòn kim loại, các thiết bị trong tháp giải nhiệt. Ngoài ra, cáu cặn còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nhiệt, giảm công suất, hiệu quả hoạt động của thiết bị.

Hơn nữa, nếu đường ống có quá nhiều cáu cặn sẽ làm tắc nghẽn đường ống, làm tăng áp suất trong đường ống và có thể gây nổ đường ống hoặc giảm tuổi thọ của sản phẩm. Chính vì thế, việc tẩy rửa cáu cặn trong đường ống tháp giải nhiệt là rất cần thiết và quan trọng.

Chính vì thế, việc tẩy rửa cáu cặn trong đường ống tháp giải nhiệt là vô cùng cần thiết.

Những lợi ích của vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt

– Tránh tắc nghẽn, đảm bảo hệ thống đủ năng suất và hoạt động liên tục.

– Tránh cặn bám tích lũy nhiều trong tấm tản nhiệt, đến lúc quá nhiều có thể không vệ sinh được, dẫn đến hư hại nặng phải thay.

– Tránh ăn mòn, kéo dài tuổi thọ.

– Tránh tổn thất nhiệt.

– Kiểm soát tốt Legionella.

Trên đây là những nguyên nhân phải vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt và những lợi ích của việc vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt. Tuy nhiên, tẩy rửa hay làm bất kỳ việc gì cũng cần có kế hoạch, quy trình nếu không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn.

2. Quy trình vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt bằng hóa chất tẩy cặn C88

– Bước 1: Tính dung tích chứa nước của tháp giải nhiệt cần vệ sinh

Dung tích chứa nước của thiết bị bằng Tổng lượng nước trước khi tuần hoàn trừ đi lượng nước còn lại trong thùng  chứa khi đang tuần hoàn qua thiết bị.

Thông thường, dung tích chứa nước của thiết bị xác định qua tài liệu kỹ thuật của thiết bị hoặc được tính sơ bộ từ trước để lập dự trù cho lượng hoá chất cần thiết.

– Bước 2: Pha hóa chất tẩy rửa vào bồn của tháp giải nhiệt

Người dùng cần lưu ý lượng nước còn trong hệ thống khi đang tuần hoàn chỉ cần ở mức tối thiểu để tiết kiệm tối đa lượng hóa chất cần pha. Thông thường, tỷ lệ pha hoá chất được tính trên dung tích chứa nước của thiết bị theo tỷ lệ từ 10% – 50%.

-Bước 3: Tuần hoàn dung dịch rửa qua thiết bị

Thời gian tuần hoàn tuỳ thuộc vào mức độ cáu cặn có trong thiết bị. Thông thường là từ 4 giờ đến 6 giờ đối với các thiết bị làm mát bằng nước. Trong quá trình tuần hoàn nếu thấy dung dịch trở nên quá bẩn thì nên thay toàn bộ dung dịch bằng một lượng dung dịch mới với cách pha và tỷ lệ như đã nêu trên.

Trong quá trình này, phần lớn lớp cáu cặn bám dính trong thiết bị sẽ bị dung dịch tẩy rửa hoà tan và thiết bị trở nên sạch sẽ.

-Bước 4: Trung hòa dung dịch qua thiết bị cần tẩy rửa

Có thể trung hòa bằng nhiều nước sạch, hoặc chất trung hòa hóa chất tẩy cặn tháp giải nhiệt C88 bằng dung dịch hóa chất tẩy dầu gốc bazo C90. Thời gian tuần hoàn dung dịch trung hòa khoảng 30-60 phút.

Mục đích của việc trung hòa là bảo vệ bề mặt của lớp kim loại không bị ăn mòn.

-Bước 5: Vệ sinh tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt

Dùng bơm áp lực cao xịt vào tấm tản nhiệt của tháp giải nhiệt, hoặc ngâm từng tấm tản nhiệt vào bồn đã pha sẵn hóa chất phì hợp từ 5-30 phút theo mức độ và tính chất của loại cặn bám. Sau đó xịt lại bằng nước sạch

– Bước 6: Vệ sinh bồn chứa của tháp giải nhiệt để loại bỏ hết cáu bẩn trong quá trình tẩy rửa

Loại bỏ hoàn toàn phần cáu cặn và chất nhờn có trong ống đồng sau khi đã được làm mềm bằng hóa chất

-Bước 7: Bơm nước mói vào tháp giải nhiệt vận hành như bình thường

Nên thường xuyên mở van xả đấy của tháp giải nhiệt trong vòng 07 ngày sau khi tẩy rửa để những chất cáu cặn được đưa ra ngoài hết.

Trên đây, là quy trình vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt của chúng tôi. Làm việc theo quy trình sẽ giúp đạt kết quả tốt nhất.

3. Hóa chất sử dụng để vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt: Hóa chất tẩy cặn C88

Hóa chất tẩy cặn tháp giải nhiệt C88 là loại hóa chất tẩy cặn chuyên dụng, có tác dụng hòa tan các loại cặn, các chất bụi bẩn, rong rêu bám cứng bề mặt tháp, đường ống và dàn sinh nhiệt.Là hóa chất tẩy rửa cặn an toàn, không ăn mòn kim loại như đồng, nhôm, sắt,…vv không làm thủng dàn trao đổi nhiệt, đường ống, tháp giải nhiệt.

4. Đơn vị cung cấp dịch vụ và hóa chất vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt

Để xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt hiệu quả đòi hỏi đơn vị thực hiện phải có chuyên môn cao, có thể xác định chính xác tính chất của từng loại cặn và lựa chọn lượng hóa chất phù hợp. Công ty ADANA Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vệ sinh tẩy cặn tháp giải nhiệt và hóa chất tẩy cáu cặn C88. Đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm với hàng trăm công trình bao gồm vệ sinh các kiểu tháp giải nhiệt, đội ngũ nhân viên kỹ thuật viện đông đủ, có tay nghề và chuyên môn, tư vấn viên nhiệt tình chu đáo, chúng tôi tự tin luôn không ngừng cố gắng phát triển chất lượng dịch vụ cũng như sản phẩm để đem lại giá trị hơn cho khách hàng.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH ADANA VIỆT NAM

Địa chỉ:

– Hà Nội: Lô 3, khu A1-A2-A3, Cự Khối, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0816195296 – 0936361248

– HCM: 507/67 Hương Lộ 3, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, HCM

Điện thoại: 0816195296

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *